Sáp nhập tỉnh thành, thông tin trên bao bì sẽ như nào?

Sáp nhập tỉnh thành đang tạo ra những thay đổi quan trọng, vậy doanh nghiệp cần lưu ý những gì trong việc điều chỉnh thông tin trên bao bì sản phẩm?

Sáp nhập tỉnh thành, thông tin trên bao bì có cần thay đổi?​

Sáp nhập tỉnh thành đang là chủ đề được quan tâm thời gian gần đây. Việc thay đổi địa giới hành chính không chỉ tác động đến bộ máy địa phương mà còn đặt ra câu hỏi: Thông tin in trên bao bì sản phẩm có cần điều chỉnh theo tên gọi mới? Bài viết này của BaBiCa sẽ đưa ra góc nhìn tổng quan và một số lưu ý dành cho doanh nghiệp.

Thông tin mới nhất về quyết định sáp nhập tỉnh thành

Việc sáp nhập tỉnh thành đang được triển khai theo lộ trình cụ thể. Dưới đây là thông tin về những tỉnh thành dự kiến sáp nhập và danh sách đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp.

Những tỉnh thành sáp nhập và không sáp nhập

Theo Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 của Bộ Nội vụ, dự kiến sẽ sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay, trong đó có 52 tỉnh thành sẽ được sáp nhập và 11 tỉnh thành giữ nguyên.​

52 tỉnh thành sáp nhập bao gồm:

  • 04 thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.​
  • 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.​

11 tỉnh thành giữ nguyên gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.​

sáp nhập tỉnh thành

Những tỉnh thành sáp nhập và không sáp nhập

Danh sách dự kiến sau khi sáp nhập tỉnh thành

Theo kết luận của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, sau khi sắp xếp, cả nước sẽ còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Các phương án sáp nhập cụ thể như sau:

  • Tuyên Quang: Sáp nhập tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, trung tâm hành chính đặt tại TP Tuyên Quang.
  • Lào Cai: Sáp nhập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, trung tâm hành chính đặt tại TP Yên Bái.
  • Thái Nguyên: Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, trung tâm hành chính đặt tại TP Thái Nguyên.
  • Phú Thọ: Sáp nhập tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính đặt tại TP Việt Trì.
  • Bắc Ninh: Sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh, trung tâm hành chính đặt tại TP Bắc Giang.
  • Hưng Yên: Sáp nhập tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên, trung tâm hành chính đặt tại TP Hưng Yên.
  • Hải Phòng: Sáp nhập tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng, trung tâm hành chính đặt tại TP Thủy Nguyên.
  • Ninh Bình: Sáp nhập tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình, trung tâm hành chính đặt tại TP Hoa Lư.
  • Quảng Trị: Sáp nhập tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính đặt tại TP Đồng Hới.
  • Đà Nẵng: Sáp nhập tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng, trung tâm hành chính đặt tại Q. Hải Châu.
  • Quảng Ngãi: Sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm hành chính đặt tại TP Quảng Ngãi.
  • Gia Lai: Sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, trung tâm hành chính đặt tại TP Quy Nhơn.
  • Khánh Hòa: Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa, trung tâm hành chính đặt tại TP Nha Trang.
  • Lâm Đồng: Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng, trung tâm hành chính đặt tại TP Đà Lạt.
  • Đắk Lắk: Sáp nhập tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk, trung tâm hành chính đặt tại TP Buôn Ma Thuột.
  • TP Hồ Chí Minh: Sáp nhập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính đặt tại Q.1.
  • Đồng Nai: Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành chính đặt tại TP Biên Hòa.
  • Long An: Sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, trung tâm hành chính đặt tại TP Tân An.
  • An Giang: Sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp, trung tâm hành chính đặt tại TP Long Xuyên.
  • Vĩnh Long: Sáp nhập tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Bến Tre và tỉnh Trà Vinh, trung tâm hành chính đặt tại TP Vĩnh Long.
  • Sóc Trăng: Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang, trung tâm hành chính đặt tại TP Sóc Trăng.
  • Cà Mau: Sáp nhập tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, trung tâm hành chính đặt tại TP Cà Mau.
  • Tiền Giang: Sáp nhập tỉnh Tiền Giang và tỉnh Kiên Giang, trung tâm hành chính đặt tại TP Mỹ Tho.

Những loại giấy tờ nào cần sửa đổi hoặc cập nhật khi sáp nhập tỉnh? 

Dưới đây là một số loại giấy tờ thường gặp và hướng dẫn cụ thể:

  • Căn cước công dân: Theo khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023, người dân chỉ cần đổi thẻ căn cước khi có nhu cầu, do có sự thay đổi trong sắp xếp đơn vị hành chính. Nếu không có nhu cầu hoặc thẻ chưa hết hạn, bạn hoàn toàn không bắt buộc phải đổi.
  • Giấy phép lái xe: Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và Điều 21 Thông tư 12/2025/TT-BCA, bạn chỉ cần đổi giấy phép lái xe nếu thông tin địa chỉ trên giấy có sai lệch với căn cước công dân. Tuy nhiên, Nghị quyết 190/2025/QH15 nêu rõ: không bắt buộc đổi nếu giấy tờ vẫn còn thời hạn sử dụng.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ): Theo khoản 21 Điều 13 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, nếu địa chỉ hành chính thay đổi do sáp nhập, cơ quan chức năng sẽ ghi chú trong hồ sơ: “Đổi tên… thành…”. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2024 (Điều 133) không bắt buộc đăng ký biến động trong trường hợp này, trừ khi bạn có nhu cầu cập nhật lại thông tin.

Những loại giấy tờ cần sửa đổi hoặc cập nhật khi sáp nhập tỉnh

Có cần thay đổi thông tin trên bao bì khi sáp nhập tỉnh thành?

Việc sáp nhập tỉnh, thành theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025 có thể khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn liệu có phải thay đổi địa chỉ trên bao bì sản phẩm hay không. Trên thực tế, địa chỉ là một thông tin bắt buộc trên bao bì nhằm minh bạch nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, khi địa giới hành chính thay đổi, việc cập nhật địa chỉ không nhất thiết phải thực hiện ngay lập tức.

Một số điểm đáng lưu ý:

  • Thông thường, khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có giai đoạn chuyển tiếp nhất định để doanh nghiệp cập nhật hồ sơ, giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ pháp lý liên quan. Do đó, thông tin in trên bao bì cũng không nhất thiết phải thay đổi ngay, nhất là với những lô hàng đã được sản xuất hoặc lưu kho từ trước.
  • Trong một thời gian, việc ghi thông tin theo địa chỉ cũ vẫn có thể được chấp nhận một cách linh hoạt, miễn là không gây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm, và địa chỉ đó vẫn có thể tra cứu được
  • Nếu doanh nghiệp chủ động điều chỉnh, khuyến khích ghi song song địa chỉ mới và cũ. Ví dụ: “Sản xuất tại: Huyện A, tỉnh B (nay thuộc tỉnh C)”. 
  • Trong một số lĩnh vực, như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm hoặc hàng hóa xuất khẩu, tính chính xác của địa chỉ trên bao bì là một yếu tố quan trọng. Việc không cập nhật địa chỉ có thể gây khó khăn khi đăng ký với đối tác nước ngoài, cơ quan kiểm dịch, hoặc bị xem là thông tin không đồng nhất trong hồ sơ.

Có cần thay đổi thông tin trên bao bì khi sáp nhập tỉnh thành?

Kết luận

Việc sáp nhập tỉnh thành là một thay đổi lớn trong hệ thống hành chính, và tất nhiên sẽ kéo theo nhiều tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có vấn đề cập nhật thông tin trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp không cần quá lo lắng hay vội vàng điều chỉnh, bởi các cơ quan chức năng thường sẽ có lộ trình và hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ trong giai đoạn chuyển tiếp.

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác in bao bì cà phê uy tín, chuyên nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và nhận báo giá tốt nhất. BABICA sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường xây dựng thương hiệu cà phê vững mạnh.

Đường dây nóng: 0909 528 569

Email: kdbabica@gmail.com

CÔNG TY TNHH SX- DV BAO BÌ BABICA

Facebook   :    https://www.facebook.com/profile.php?id=100080083392063

Tiktok:    https://www.tiktok.com/@babica01

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *